Làm hộ chiếu Việt Nam cho Việt Kiều (Hướng dẫn cấp hộ chiếu tại LSQ VN)

Hộ chiếu Việt Nam là một trong những loại giấy tờ rất quan trọng và cần thiết cho công dân Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh tại các cửa khẩu, sân bay. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay còn gọi là Việt Kiều muốn làm thủ tục xin cấp Hộ chiếu Việt Nam nhưng chưa rõ quy trình và thủ tục như thế nào. Hôm nay mời cả nhà cùng SÀI THÀNH TOURIST tìm hiểu nhé.

  1. Điều kiện để Việt kiều được cấp hộ chiếu Việt Nam:

Để được cấp hộ chiếu Việt Nam, Việt kiều phải cung cấp được một trong các giấy tờ như

Liệt kê sau đây và chưa từng làm thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam:

  • Giấy khai sinh bản chính của bạn trước năm 1975 là một trong các giấy tờ về nhân thân để xác định là người có quốc tịch Việt Nam. Bên cạnh đó giấy chứng sinh của con bạn có ghi bạn là cha của đứa bé và quốc tịch của bạn là quốc tịch Việt Nam, giấy tờ đó được coi là giấy tờ chứng minh về nhân thân của bạn và giấy tờ đó được căn cứ để xác định bạn đã từng có quốc tịch Việt Nam.
  • Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp qua các thời kỳ từ 1945, trong đó có ghi rõ quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam.
  • Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do chế độ cũ cấp trước ngày 30/4/1975 ở Miền Nam Việt Nam hoặc do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, trong đó có thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam, cũng được coi là cơ sở tham khảo để xem xét, xác định quốc tịch Việt Nam.

 

  1. Lợi ích của Việt kiều có hộ chiếu Việt Nam:

Khi có hộ chiếu Việt Nam, Việt kiều sẽ có những thuận tiện sau:

  • Nhập cảnh vào Việt Nam nhanh chóng mà không cần xin visa;
  • Không bị giới hạn thời gian lưu trú tại Việt Nam;
  • Đứng tên nhà đất tại Việt Nam;
  • Dễ dàng hơn thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam hay còn gọi là đăng ký song tịch.

 

  1. Trình tự thủ tục xin cấp hộ chiếu Việt Nam cho Việt kiều là gì?

Để được cấp Hộ chiếu Việt Nam, Việt kiều cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Việt kiều chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn và nộp hồ sơ tại:

  • Tờ khai đăng ký xác định quốc tịch và cấp hộ chiếu Việt Nam theo mẫu kèm theo 4 ảnh chụp chưa quá 6 tháng cỡ 3,5x4,5cm.
  • Bản sao một trong các giấy tờ chứng minh về nhân thân đang có giá trị sử dụng đã dịch và chứng thực (hộ chiếu, thẻ căn cước, thẻ tạm trú, ...) do nước ngoài cấp (đề cập ở mục số 1).

Bước 2: Cơ quan đại diện Tiếp nhận và xem xét hồ sơ

– Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận và xem xét hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và có đủ cơ sở để xác định quốc tịch Việt Nam Đại sứ quán sẽ cấp Trích lục về việc đã được xác định có quốc tịch Việt Nam và làm thủ tục cấp hộ chiếu Việt Nam (nếu đương sự đủ điều kiện để cấp hộ chiếu Việt Nam và có nhu cầu).

Trường hợp không đủ cơ sở để xác định quốc tịch Việt Nam thì Đại sứ quán sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp và gửi hồ sơ về trong nước tiến hành xác minh theo quy định. Đại sứ quán sẽ thông báo kết quả xác minh về việc có hay không có quốc tịch Việt Nam ngay sau khi nhận được trả lời của các cơ quan chức năng ở trong nước.

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Đại sứ quán sẽ chuyển thông tin của người xin cấp hộ chiếu lần đầu đến Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an để xác minh theo thẩm quyền để tiến hành thủ tục xác minh nhân thân. Thời gian xác minh phụ thuộc vào từng hồ sơ cụ thể.

Đại sứ quán chỉ tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu điện nếu có đủ giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam như đã nêu trên (gửi bản gốc và bản chụp cùng tờ khai đến Đại sứ quán, sau khi cấp giấy xác nhận, Đại sứ quán sẽ gửi trả bản gốc cùng Trích lục). Lưu ý: Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải nộp thêm bản dịch công chứng tiếng Việt.

Bước 3: Trả kết quả

  • Hộ chiếu chỉ được cấp sau khi có kết quả xác minh nhân thân và duyệt cấp hộ chiếu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
  • Khi nhận kết quả, Việt kiều đến nhận trực tiếp tại trụ sở các cơ quan theo giấy biên nhận hồ sơ.

 

  • Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp hộ chiếu, Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho Việt kiều và nêu lý do.

 

  1. Hồ sơ xin hộ chiếu Việt Nam gồm những gì?

Việt kiều muốn xin cấp hộ chiếu Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ như sau:

  • Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu có dán ảnh (Theo mẫu).
  • 02 ảnh chụp (không quá 06 tháng, cỡ 4 x 6 cm, mặt nhìn thẳng đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông ảnh nền trắng).
  • Sơ yếu lý lịch (Theo mẫu).
  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh/ Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân; Giấy thông hành/ Hoặc giấy tờ khác do Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 01/7/2009, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch hay công dân Việt Nam;
  • Giấy tờ chứng minh Việt kiều đang thường trú hợp pháp tại nước sở tại (hộ chiếu nước ngoài, giấy chứng nhận có quốc tịch nước ngoài,…).
  • Giấy tờ đã nộp lệ phí.

Lưu ý:Tại Lãnh sự quán Việt Nam ở mỗi quốc gia sẽ yêu cầu thêm một số loại giấy tờ, tài liệu, do đó, Việt kiều cần liên hệ Lãnh sự quán tại quốc gia đang ở để chuẩn bị theo yêu cầu.

  1. Việt kiều mang hộ chiếu Việt Nam có được đứng tên nhà đất tại Việt Nam không?

Theo khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau:

“Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở

nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”

 

Như vậy, để xác định Việt kiều có được đứng tên nhà đất tại Việt Nam hay không thì phải xác định Việt kiều đó có thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam hay không.

 

Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật gồm:

“Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Luật Nhà ở 2014)

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”

 

Như vậy, có thể thấy Việt kiều mang hộ chiếu Việt Nam có thể được đứng tên nhà đất tại Việt Nam.

Cần hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ ngay với SÀI THÀNH TOURIST qua số hotline 0917819179.