Visa Hà Lan Trọn bộ hồ sơ, quy trình, thủ tục của Sài Thành Tourist

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở vùng phía Tây của châu Âu, nổi tiếng với chiếc cối xay gió vĩ đại và cánh đồng hoa tulip tuyệt đẹp. Nơi đây cũng là một trong mười quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới. Vì thế, nếu có cơ hội, hãy thử một lần du lịch Hà Lan để trải nghiệm những giây phút đầy yên bình nơi đây bạn nhé!
Để nhập cảnh Hà Lan cho mục đích du lịch, công tác hay thăm thân bạn đều phải xin visa Hà Lan phù hợp cho từng diện. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết hồ sơ, quy trình thủ tục và lệ phí xin visa Hà Lan từ A-Z, cùng Sài Thành Tourist tìm hiểu ngay nhé!

1. Hà Lan có nằm trong khối Schengen không?

Visa Schengen đi được 26 quốc gia trong khối Schengen (Châu Âu), bao gồm: Đức, Bỉ, Đan Mạch, Áo, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Estonia, Hungary, Iceland, Lettonia, Lituanie, Luxembourg, Malta, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Slovakia, Slovenia.

Như bạn đã thấy Hà Lan nằm trong 26 quốc gia thuộc khối Schengen – Hiệp ước tự do đi lại được phần lớn các nước châu Âu ký kết nhằm mang lại sự tiện lợi cho công dân của các quốc gia này.
Sở hữu visa Schengen ngoài nhập cảnh Hà Lan bạn còn có thể tới 25 quốc gia khác thuộc khối Schengen trong thời gian ngắn. Nếu muốn lưu trú ở Hà Lan trong thời gian lâu hơn 90 ngày bạn cần xin visa dài hạn – thị thực quốc gia.

2. Visa Hà Lan gồm những loại nào?

Visa Hà Lan hiện nay được chia thành 4 loại chính gồm:

Thị thực ngắn hạn – Visa Schengen
Thị thực ngắn hạn Schengen cho phép bạn lưu trú tối đa 90 ngày trong thời hạn 6 tháng (180 ngày) tại tất cả các quốc gia trong khu vực Schengen, trong đó có Hà Lan.
Tùy vào mục đích nhập cảnh, visa Schengen sẽ gồm các loại thị thực:

  • Visa du lịch
  • Visa thăm thân
  • Visa công tác
  • Visa thuyền viên
  • Visa Đoàn thăm chính thức
  • Visa khám chữa bệnh

Thị thực quá cảnh
Thị thực quá cảnh sân bay cho phép bạn hạ cánh tại một sân bay ở Hà Lan, bạn sẽ được ở lại khu vực quốc tế của sân bay trong tối đa 24 giờ và đáp chuyến bay khác đến quốc gia mà bạn định đến bên ngoài khối Schengen.
Thị thực quá cảnh sân bay không cho phép bạn đi qua khu vực cần kiểm soát hộ chiếu hoặc đến thăm Hà Lan.
Thị thực dài hạn 
Nếu bạn có ý định ở lại Hà Lan trong thời gian liên tục lâu hơn 90 ngày, bạn cần có giấy phép cư trú tạm thời (MVV), thường được gọi là ‘thị thực dài hạn’. Bạn có thể nộp hồ sơ với Cơ quan Nhập cư và Nhập tịch Hà Lan (IND) để xin giấy phép cư trú. Điều quan trọng là bạn phải nộp hồ sơ ít nhất 3 (ba) tháng trước khi bạn dự định ở lại Hà Lan.
Người bảo lãnh của bạn cũng có thể bắt đầu thủ tục đăng ký làm hồ sơ MVV cho bạn ở Hà Lan. Nếu bạn chọn nộp hồ sơ ở Hà Lan, bạn nên đợi quyết định tích cực về hồ sơ của mình sau đó bạn sẽ đặt lịch hẹn tại Đại sứ quán để nhận thị thực lưu trú dài hạn. Người bảo lãnh của bạn sẽ được Cơ quan Nhập cư và Nhập tịch Hà Lan (IND) thông báo về quyết định đối với hồ sơ của bạn.

Thị thực Caribe
Bao gồm:

  • Thị thực ngắn hạn caribe
  • Thị thực dài hạn caribe

Nếu bạn sống ở Việt Nam và muốn xin thị thực đến thăm các vùng Caribê của Vương quốc Hà Lan là Aruba, Bonaire, Curaçao, Saba, St Eustatius và St Maarten trong tối đa 90 ngày bạn cần xin visa ngắn hạn caribe.
Nếu quý khách muốn ở lại các vùng Caribê của Vương quốc này lâu hơn 90 ngày, trong hầu hết các trường hợp, quý khách sẽ cần giấy phép cư trú (visa dài hạn caribe).
Thị thực Caribbean là thị thực nhập cảnh nhiều lần, vì vậy bạn có thể sử dụng thị thực này nhiều lần trong khung thời hạn 6 tháng.
Không giống như thị thực Schengen, bạn không thể sử dụng thị thực Caribbean của Hà Lan để đi đến các quốc gia thuộc khu vực Schengen khác.

3. Đối tượng và điều kiện xin visa Hà Lan

Để xin visa Hà Lan bạn cần:

  • Là công dân Việt Nam không giới hạn độ tuổi, giới tính
  • Đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe
  • Không có bất kỳ tiền án tiền sự nào
  • Chưa từng vi phạm luật xuất nhập cảnh của Hà Lan và bất kỳ quốc gia nào

Điều kiện xin visa Hà Lan:

  • Bạn cần chứng minh được mục đích du lịch hoặc các hoạt động tương đương, tổng thời gian lưu trú tạm thời tại Hà Lan và các nước nằm trong hiệp ước biên giới chung Schengen phải dưới 90 ngày
  • Chứng minh bạn đủ khả năng tài chính trong suốt chuyến đi đến Hà Lan và quay trở lại Việt Nam
  • Chứng minh bạn có một công việc ổn định và nguồn thu nhập thường xuyên
  • Chứng minh phương tiện đi lại, chỗ ở và bảo hiểm trong suốt hành trình du lịch
  • Chứng minh được sự ra khỏi khu vực Schengen sau khi kết thúc chuyến đi

4. Nộp hồ sơ xin visa Hà Lan ở đâu?

Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam chỉ tiếp nhận hồ sơ xin visa dài hạn. Vì vậy nếu muốn nộp hồ sơ xin visa dài hạn bạn cần đặt lịch hẹn trước và đến địa chỉ:

  • Đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội: Tòa nhà BIDV, tầng 7,194 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại: +842438315650 / +842438315651
  • Số fax: +842438315655
  • Email:han@minbuza.nl
  • Giờ mở cửa: Thứ Hai đến Thứ Sáu (chỉ theo lịch hẹn)

Nếu muốn xin visa Schengen ngắn hạn bạn có thể nộp hồ sơ tại Trung tâm tiếp nhận thị thực VFS Global. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, VFS sẽ nộp lên Đại sứ quán và thông báo với bạn khi có kết quả.
Hiện VFS Global có 2 văn phòng ở:

Hà Nội
Địa chỉ: Tòa nhà Ocean Park, phòng 207, tầng 2, số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tòa nhà Resco, tầng 3, 94-96 đường Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Giờ làm việc của VFS Global: Từ thứ hai đến thứ sáu (trừ ngày nghỉ lễ)
Thời gian nhận hồ sơ: 8:30 – 12:00 và 13:00 – 15:00
Thời gian trả hồ sơ: 13:00 – 16:00
>> Lưu ý khi nộp visa Hà Lan tại VFS Global:

  • Khi đến nộp hồ sơ, bạn phải tuân thủ mọi quy định an ninh của Trung tâm, không được mang vào đó:
    • Thiết bị hoạt động bằng pin hay thiết bị điện tử như máy chụp hình, đĩa nhạc/ băng hình, đĩa nén, mp3, đĩa mềm, máy tính xách tay, hay máy nghe nhạc cầm tay.
    • Túi các loại (như túi du lịch, hộp, cặp, vali, bao đay hay túi vải và túi kéo khóa).
    • Phong bì hay gói dán kín.
    • Vật liệu dễ cháy (bao diêm, bật lửa, nhiên liệu v.v).
    • Vật dụng sắc nhọn các loại (như kéo, dao rạch giấy hay đồ dùng cắt móng).
    • Vũ khí hay giống vũ khí hoặc các chất liệu gây nổ.
  • Ở Trung tâm không có tủ đồ cho bạn cất giữ những đồ trên vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn ngay từ nhà, không mang những đồ dùng này theo để tránh trường hợp bị mất.
  • Theo quy định chung, đương đơn phải lập hồ sơ trực tiếp (áp dụng cả đối với cả trẻ sơ sinh và trẻ em). Trung tâm chỉ cho phép người khiếm thính/khuyết tật đi cùng thông dịch viên và những người cuối đơn, trẻ em dưới 18 tuổi sẽ được đi cùng người chăm sóc  vào trung tâm khi đi nộp hồ sơ xin visa Hà Lan
  • Đến đúng giờ trên lịch hẹn của bạn (trước 15 phút). Bỏ lỡ cuộc hẹn đồng nghĩa với việc bạn chỉ có thể đặt một cuộc hẹn mới 24 giờ sau thời gian hẹn ban đầu của bạn.

5. Thời gian xét duyệt hồ sơ làm visa Hà Lan

Thời gian trung bình để cấp và xét thị thực Hà Lan ngắn ngày là 15 ngày. Bạn nên nộp hồ sơ xin thị thực tại VFS ít nhất 03 đến 04 tuần nhưng không quá 6 tháng trước ngày dự định khởi hành đến Hà Lan. Trong mùa cao điểm (từ tháng Ba đến tháng Bảy) và mùa lễ hội, thời gian chờ đợi để đặt lịch hẹn sẽ tăng lên đáng kể.
Trong một vài trường hợp đặc biệt ,thời gian xét duyệt có thể kéo dài từ 15 ngày đến tối đa 30 hoặc 60 ngày. Sau khi nộp hồ sơ xin thị thực, bạn sẽ không thể mượn lại hộ chiếu trong thời gian hồ sơ đang được xét duyệt vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không sử dụng gì đến hộ chiếu trong khi làm hồ sơ xin visa Hà Lan.

6. Trọn bộ hồ sơ xin visa Hà Lan

Sài Thành Tourist chỉ cung cấp hồ sơ xin visa Hà Lan cho các mục đích ngắn hạn như du lịch, công tác, thăm thân. Nếu bạn có nhu cầu xin visa dài hạn bạn có thể liên hệ tới Hotline 0917 819 179 của Sài Thành để được tư vấn chi tiết hơn!
Lưu ý:

  • Đối với mọi tài liệu, bạn phải cung cấp bản gốc và một bản sao
  • Đối với các giấy tờ không phải là bản gốc cần phải được sao y công chứng trong vòng 3 tháng trở lại
  • Tài liệu photocopy phải trên khổ giấy A4
  • Các tài liệu phải được dịch sang tiếng Hà Lan, tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha có dấu công chứng của phòng Tư Pháp
  • Hồ sơ đã nộp sẽ không trả lại, chỉ trả lại các tài liệu du lịch sẽ được trả lại

Hồ sơ visa du lịch và thăm thân:

1. Mẫu đơn xin thị thực
Mẫu đơn xin thị thực Schengen đã hoàn thành và có chữ ký

2. Hồ sơ nhân thân
Hộ chiếu hoặc giấy thông hành khác
Bản sao tất cả các trang hộ chiếu/ giấy thông hành khác
Xin lưu ý:
• Hộ chiếu hoặc giấy thông hành của bạn phải còn hiệu lực ít nhất 3 tháng kể từ ngày bạn rời khỏi khu vực Schengen.
• Hộ chiếu hoặc giấy thông hành của bạn phải còn ít nhất 2 trang trống để dán thị thực.
• Hộ chiếu hoặc giấy thông hành của bạn không được cấp quá 10 năm
Nếu người nộp đơn là trẻ vị thành niên:
• Nếu trẻ vị thành niên đi du lịch chỉ với cha hoặc mẹ cần có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ khác, ngoại trừ trường hợp cha mẹ có quyền chăm sóc hoặc giám hộ
Nếu trẻ vị thành niên đi một mình (không có cha mẹ) thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cả cha và mẹ hoặc người giám hộ cùng với:
• Giấy khai sinh của đương đơn
• Bản sao CMND của cha mẹ

3. Bằng chứng về nơi cư trú
Bằng chứng cư trú hợp pháp tại quốc gia mà bạn đang nộp đơn, ví dụ: hộ chiếu, thị thực hoặc giấy phép cư trú và bản sao giấy phép lao động (nếu có). Giấy phép cư trú nên được có giá trị ít nhất 3 tháng sau khi rời khỏi Schengen

4. Ảnh
Ảnh hộ chiếu cần đáp ứng các yêu cầu của hộ chiếu Hà Lan
Kích thước ảnh
Kích thước phải là 35 mm x 45 mm (rộng x cao).
Chiều rộng của mặt
Từ 16 mm đến 20 mm (không bao gồm tai).
Chiều dài khuôn mặt
Từ 11 tuổi trở lên: từ 26 mm đến 30 mm (cằm đến đỉnh đầu).
Dưới 11 tuổi: từ 19 mm đến 30 mm (cằm đến đỉnh đầu).
Khung ảnh
Đầy đủ đầu
Đầu là trung tâm

Ảnh phải:
Có màu
Là 1 bức ảnh chân dung
Được chụp không quá 6 tháng kể từ ngày nộp đơn
Sắc nét, không bị hư hại
Không phải là bản sao
Không bị chỉnh sửa bởi phần mềm máy tính
Được in trên nền giấy mịn, chất lượng cao
Có độ phân giải tối thiểu là 400 dpi.

Chiếu sáng
Không thừa sáng hoặc thiếu sáng
Không có bóng trên mặt hoặc trong nền
Không phản chiếu hình ảnh trên mặt
Không có phản xạ gây ra bởi các phụ kiện

Vị trí
Đầu hướng về phía trước
Mắt nhìn thẳng
Đầu không nghiêng
Thẳng vai

Phông nền
Màu xám nhạt, xanh nhạt hoặc trắng
Tất cả một màu, không có họa tiết
Tương phản đủ với phần đầu

Kính
Nhìn thấy toàn bộ mắt
Kính phải trong suốt
Ảnh không bị biến dạng do phản xạ từ kính
Không có bóng.

Khuôn mặt
Để đầu trần
Khuôn mặt, mắt phải nhìn thấy hoàn toàn
Tai không nhất thiết phải lộ ra miễn là toàn bộ khuôn mặt được hiển thị đầy đủ

Biểu hiện khuôn mặt
Biểu hiện thả lỏng
Nhìn thẳng vào máy ảnh
Miệng ngậm lại

Ngoại lệ vì lý do tôn giáo
Bạn có thể che đầu vì lý do tôn giáo hoặc tín ngưỡng khi chụp ảnh. Tuy nhiên khăn trùm đầu phải là màu trơn, chỉ có một màu và cũng phải tương phản với nền ảnh.

Ngoại lệ cho trẻ em dưới 6 tuổi
Trẻ em dưới 6 tuổi không phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Vị trí: ‘mắt thẳng hàng’, ‘đầu không nghiêng’ và ‘vai thẳng’
Biểu cảm: ‘biểu cảm bình thường’, ‘nhìn thẳng vào camera’ và ‘ngậm miệng’

Ngoại lệ vì lý do thể chất hoặc y tế
Bạn có thể không tuân thủ tất cả các yêu cầu trên vì lý do thể chất hoặc y tế. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, tổ chức cấp giấy thông hành hoặc giấy tờ tùy thân có quyền yêu cầu bạn cung cấp giấy chứng nhận y tế để làm bằng chứng.

5. Bằng chứng cho chuyến đi
Bằng chứng về chỗ ở. Lưu ý bạn nên đặt chỗ có thể hủy phòng trong trường hợp bị trượt visa Hà Lan.
Vé máy bay khứ hồi, Người nộp đơn sẽ phải đưa ra bằng chứng về sự trở lại du lịch khi vào Khu vực Schengen.
Giấy chứng nhận của công ty du lịch xác nhận việc đặt chuyến đi có tổ chức hoặc bất kỳ tài liệu thích hợp chỉ ra kế hoạch du lịch dự kiến
Nếu đương đơn đi thăm người thân:
• Giấy chứng nhận quan hệ gia đình
• Nếu đương đơn đã kết hôn, cần có giấy đăng ký kết hôn
• Nếu đương đơn đã ly hôn, cần có quyết định ly hôn

6. Chứng minh tài chính
Bản gốc sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất (cả doanh nghiệp và cá nhân)
Nếu là nhân viên:
• 3 tháng lương cuối cùng;
• Hợp đồng lao động hoặc bản xác nhận lao động gần nhất
• Giấy phê duyệt cho kỳ nghỉ
Nếu người nộp đơn là chủ sở hữu công ty:
• Giấy chứng nhận đăng ký công ty
• Sao kê nộp thuế
Nếu người nộp đơn đã nghỉ hưu:
• Sao kê lương hưu
Các tài sản khác:
• Kiều hối
• Thẻ tín dụng
• Thu nhập thường xuyên do tài sản mang lại.
Nếu người nộp đơn được bảo lãnh hoặc cư trú tại một chỗ ở tư nhân (khách sạn, nhà nghỉ,…) cần có:
• Bằng chứng bảo lãnh của người nộp đơn theo mẫu quốc gia (tùy từng hình thức tài trợ của người bảo lãnh)
• Bản gốc thư mời bảo lãnh;
• Bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân của người bảo lãnh/chủ nhà;
• Bản sao giấy phép cư trú, nếu người bảo lãnh/chủ nhà là người nước ngoài (không phải công dân của Hà Lan)
• Sao kê tài khoản ngân hàng về doanh thu trong 3 tháng gần nhất của nhà tài trợ/chủ nhà khi phương tiện tài chính của họ không được chứng minh bằng cách khác

7.  Chứng minh cư trú
Giấy tờ chứng minh đã nhập tịch vào quốc gia cư trú: Hộ khẩu (Hộ khẩu gia đình)

8. Bằng chứng về bảo hiểm y tế
Hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết dưới tên của bạn
Bảo hiểm của bạn có giá trị trong toàn bộ khu vực Schengen và trong suốt thời gian lưu trú của bạn

9. Thị thực
Thị thực, giấy phép cư trú hoặc hộ chiếu cho phép nhập cảnh vào điểm đến cuối cùng của bạn sau khi bạn thăm khu vực Schengen

10. Thanh toán
Thanh toán thị thực
Hồ sơ visa công tác:
Bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ từ mục 1-4 giống hồ sơ xin visa du lịch, thăm thân ở trên. Ngoài ra bạn cần chuẩn bị thêm:

5.  Bằng chứng cho chuyến đi

  • Bằng chứng về chỗ ở
  • Vé máy bay khứ hồi, Người nộp đơn sẽ phải đưa ra bằng chứng về sự rời khỏi khi vào Khu vực Schengen.
  • Lời mời từ một công ty hoặc cơ quan có thẩm quyền tham dự các cuộc họp, hội nghị hoặc sự kiện kết nối/ hợp tác thương mại
  • Các tài liệu khác cho thấy sự tồn tại của các mối quan hệ thương mại hoặc công việc
  • Vé tham dự hội chợ và đại hội, nếu có
  • Tài liệu chứng minh hoạt động kinh doanh của công ty (ví dụ giấy phép xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận đăng ký của công ty)
  • Giấy chứng nhận việc làm có đóng dấu của người quản lý cấp cao cho biết tình trạng của ứng viên trong công ty

6. Chứng minh tài chính
Bản gốc sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất (công ty hoặc cá nhân).
Nếu là nhân viên:

  • 3 tháng lương cuối cùng
  • Hợp đồng lao động hoặc bản xác nhận lao động gần nhất
  • Giấy phê duyệt cho kỳ nghỉ

Nếu người nộp đơn là chủ sở hữu công ty:

  • Giấy chứng nhận đăng ký công ty
  • Sao kê nộp thuế.

Nếu người nộp đơn đã nghỉ hưu:

  • Sao kê lương hưu

Các tài sản khác:
• Kiều hối
• Thẻ tín dụng
• Thu nhập thường xuyên do tài sản tạo ra
Nếu người nộp đơn được bảo lãnh hoặc cư trú tại một chỗ ở tư nhân (khách sạn, nhà nghỉ,…) cần có:
• Bằng chứng bảo lãnh của người nộp đơn theo mẫu quốc gia (tùy từng hình thức tài trợ của người bảo lãnh)
• Bản gốc thư mời bảo lãnh
• Bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân của người bảo lãnh/chủ nhà;
• Bản sao giấy phép cư trú, nếu người bảo lãnh/chủ nhà là người nước ngoài (không phải công dân của Hà Lan)
• Sao kê tài khoản ngân hàng về doanh thu trong 3 tháng gần nhất của nhà tài trợ/chủ nhà khi phương tiện tài chính của họ không được chứng minh bằng cách khác

7. Bằng chứng cư trú
Bằng chứng về việc nhập tịch vào quốc gia cư trú: Hộ khẩu (Hộ khẩu gia đình)

8. Bảo hiểm du lịch
Bảo hiểm đã được thực hiện dưới tên của bạn
Bảo hiểm của bạn có giá trị trong toàn bộ khu vực Schengen và trong suốt thời gian bạn ở lại
Bảo hiểm có giá trị ít nhất 30.000 € ~ 750.000.000 VND chi trả toàn bộ cho việc chăm sóc tại bệnh viện, cấp cứu, điều trị và hồi hương (trường hợp tử vong).
Nếu công ty bảo hiểm của bạn không cung cấp tài liệu chính thức về sự chi trả này bạn nên đưa ra loại bảo hiểm phù hợp (như bảo hiểm y tế) với chuyến đi.

9. Thị thực
Thị thực, giấy phép cư trú hoặc hộ chiếu cho phép nhập cảnh vào điểm đến cuối cùng của bạn sau khi bạn thăm khối Schengen

10. Thanh toán
Thanh toán lệ phí thị thực

7. Quy trình thủ tục làm visa Hà Lan

Quy trình thủ tục làm visa Hà Lan ngắn hạn gồm 6 bước đơn giản:

Bước 1 – Xác định mục đích chuyến đi
Nếu điểm đến trong chuyến đi từ hai quốc gia thuộc khối Schengen trở lên?
Bạn cần phải có được thị thực Schengen từ quốc gia mà bạn xác định mục đích chính chuyến đi ở đó
Nếu chuyến đi có điểm đến nhiều hơn một quốc gia thuộc khối Schengen, thì quốc gia bạn ở lại lâu nhất sẽ là nơi bạn nộp hồ sơ xin thị thực. Trong trường hợp số ngày lưu trú dài như nhau, bạn sẽ nộp hồ sơ xin thị thực với quốc gia thuộc khối Schengen – nơi bạn đến trước.
Nếu điểm đến trong chuyến đi của bạn không phải một quốc gia thuộc khối Schengen?
Khi điểm đến trong chuyến đi của bạn không phải một quốc gia thuộc khối Schengen (ví dụ ở Caribbean, Croatia, Romania, Vương quốc Anh và / hoặc Hoa Kỳ), trước tiên hãy nộp hồ sơ xin thị thực nước đó, trước khi nộp đơn xin thị thực Schengen.

Bước 2: Chuẩn bị tài liệu của bạn
Hoàn thành mẫu đơn trực tuyến tại đây, in và ký tên. Ngoài ra, vui lòng điền họ tên của bạn và vợ / chồng, nếu có.
Vui lòng đảm bảo rằng bạn cung cấp tất cả các tài liệu cần thiết được Sài Thành hướng dẫn ở trên.

Bước 3: Đặt lịch hẹn
Tất cả các đương đơn cần lên lịch hẹn để nộp hồ sơ tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Hà Lan tại Việt Nam. Bạn có thể đặt lịch hẹn tại đây.
Sau khi đặt lịch hẹn, bạn sẽ nhận được một e-mail xác nhận cuộc hẹn với một lá thư xác nhận đính kèm.
Nếu bạn đăng ký làm gia đình hoặc loại nhóm khác, vui lòng đề cập đến việc bạn là thành viên của một nhóm. Điều này là cần thiết để đặt một cuộc hẹn cá nhân cho mỗi thành viên của một nhóm.

Bước 4: Nộp hồ sơ xin thị thực
Nộp hồ sơ xin thị thực của bạn với tất cả các tài liệu cần thiết tại thời gian dự kiến của cuộc hẹn của bạn. Theo quy định chung, tại cuộc hẹn, đương đơn phải xuất hiện trực tiếp (điều này bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ em). Thanh toán phí dịch vụ VFS và (các) phí thị thực, nếu có.
Xin lưu ý: sinh trắc học của bạn (dấu vân tay và ảnh trực tiếp kỹ thuật số) sẽ được thu thập trong cuộc hẹn. Nếu không có thông tin sinh trắc học, đơn xin thị thực của bạn sẽ không được xử lý
Dưới đây là những hồ sơ bạn cần mang theo khi đến Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực:

  • Bản in email xác nhận thông tin lịch hẹn
  • Hộ chiếu hoặc giấy thông hành còn hiệu lực
  • Bản in mẫu đơn xin thị thực đã được điền đầy đủ
  • Tất cả giấy tờ theo hướng dẫn của Sài ThànhThành cho từng diện
  • Nếu quý vị đã thanh toán phí Thị thực/Sinh trắc học online hoặc đã thanh toán phí dịch vụ bổ sung online

Bước 5: Theo dõi hồ sơ xin thị thực của bạn
Bạn sẽ nhận được thông tin cập nhật qua email khi có kết quả về hồ sơ xin thị thực của mình đã được hoàn tất.
Bạn có thể lựa chọn dịch vụ SMS để được cập nhật thường xuyên tình trạng xin visa Hà Lan qua tin nhắn điện thoại (có mất phí).
Bạn cũng có thể theo dõi tình trạng đơn xin thị thực trực tuyến bằng cách sử dụng số tham chiếu trên hóa đơn/biên lai do Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực cung cấp và đăng nhập tại đây.

Bước 6: Nhận kết quả visa 
Sau khi có kết quả về hồ sơ xin thị thực của bạn, bạn có thể nhận kết quả của mình từ Trung tâm tiếp nhận thị thực hoặc gửi kết quả của bằng chuyển phát nhanh (nếu được Trung tâm tiếp nhận thị thực cung cấp) với một khoản phụ phí.
Khi đến Trung tâm lấy kết quả, vui lòng mang theo:

  • Giấy tờ tùy thân hợp lệ của quý khách
  • Biên lai do Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực cấp.

Khi ủy quyền cho người khác đến lấy kết quả, vui lòng mang theo:

  • Thư ủy quyền có chữ ký của quý khách;
  • Một bản sao giấy tờ tùy thân hợp lệ của quý khách;
  • Giấy tờ tùy thân hợp lệ của người được ủy quyền lấy kết quả cho quý khách; Và
  • Biên lai do Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực cấp cho quý khách.

Một vài lưu ý khi thu thập dữ liệu sinh trắc học:
Khi bạn tiến hành lấy vân tay, máy quét dấu vân tay kỹ thuật số tại VFS Global không sử dụng mực, chất lỏng hoặc hóa chất vì vậy bạn sẽ không bị dính bất kỳ cái gì trên da
Đầu ngón tay của bạn không được có hình trang trí, vết cắt, trầy xước hoặc các dấu hiệu khác vì chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp và chất lượng dấu vân tay
Ảnh của bạn sẽ được chụp với khuôn mặt được nhìn thấy đầy đủ, không có kính râm hoặc kính màu hay che đầu, trừ khi bạn đeo vì lý do Tôn giáo hoặc y tế. Khuôn mặt của bạn nên được nhìn rõ ràng, không có tóc che vào mắt. Ảnh của bạn phải được chụp theo tiêu chuẩn ICAO theo yêu cầu như phần tiêu chuẩn ảnh mà Sài Thành  đã nêu ở trên.
Bất kỳ ai cũng cần lấy dữ liệu sinh trắc học khi xin visa Hà Lan trừ một số trường hợp được miễn:

  • Bạn là Nguyên thủ quốc gia, thành viên của chính phủ quốc gia (với phái đoàn công vụ của quý khách, bao gồm cả vợ/chồng), có hộ chiếu ngoại giao và đang đi công du cho các mục tiêu công vụ

Bạn được miễn lấy vân tay trong trường hợp:

  • Là trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Bạn không thể lấy dấu vân tay và bạn cần cấp giấy chứng nhận y tế để được hỗ trợ yêu cầu này.

Dữ liệu sinh trắc học của bạn sẽ có giá trị trong vòng 59 tháng.
Nếu bạn đã có dữ liệu sinh trắc học (dấu vân tay và ảnh) trong vòng 59 tháng, người được ủy quyền có thể cập nhật hồ sơ cho bạn và bạn không cần phải trình diện trực tiếp.

8. Câu hỏi thường gặp

Tôi có thể xin thị thực du lịch nhập cảnh Hà Lan nhiều lần không?
Bạn có thể điền yêu cầu xin thị thực nhập cảnh nhiều lần trên mẫu đơn. Sau đó Đại sứ quán sẽ được đánh mẫu đơn dựa trên tần suất và mức độ phù hợp của chuyến đi của bạn đến khu vực Schengen. Bạn sẽ được yêu cầu chứng minh lý do của mình và cung cấp bằng chứng về việc bạn thường xuyên đi du lịch sau đó bạn có thể xin thị thực du lịch nhập cảnh nhiều lần vào Hà Lan hoặc không.
Đơn xin thị thực Hà Lan của tôi có thể bị từ chối không?
Có, đơn đăng ký của bạn có thể bị từ chối vì một số lý do nhất định. Trong trường hợp đó, bạn sẽ được thông báo về lý do từ chối.
Làm visa Hà Lan mất bao lâu?
Thông thường, quá trình xử lý đơn xin thị thực của Lãnh sự quán mất khoảng 15 ngày. Tuy nhiên, thời gian này có thể kéo dài đến 30 ngày và/hoặc 60 ngày đối với các trường hợp mà Đại sứ quán cho rằng việc kiểm tra chi tiết hơn là điều cần thiết.
Trên thực tế, bạn gặp nhiều khó khăn hơn, và đặc biệt là không có nhiều thời gian để chuẩn bị hồ sơ và đi làm trực tiếp tại Đại sứ quán, cũng như e ngại sẽ bị trượt visa; hãy nhờ tư vấn và hỗ trợ tận tâm từ Sài Thành qua hotline 0917 819 179.
Sài Thành Tourist rất hy vọng sẽ được đồng hành cùng bạn trên hành trình xin visa nhập cảnh Hà Lan thành công!

Bài viết liên quan